Với mong muốn mang những sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng Việt!
– From Farm To Cup là một thuật ngữ phổ biến trong giới cà phê đặc sản chỉ quy trình khép kín từ khi gieo hạt đến sơ chế thành sản phẩm cuối cùng. Trên thực tế không nhiều nông trại đủ sức tự cung, tự cấp đến khi ra thành phẩm bởi quá trình From Farm to Cup đòi hỏi rất cao về mặt kỹ thuật cũng như yếu tố thổ nhưỡng, địa tầng… Ở độ cao lên đến hơn 900m, hạt cà phê nếu được xử lý kỹ lưỡng trong môi trường sinh thái “khỏe mạnh”, khi đưa vào công thức xay thi thoảng còn vang mùi caramel tự nhiên hay hương thơm nhẹ của các loài hoa xứ lạnh.
– Tôn trọng những điều kỳ diệu được tạo hóa ban tặng, dân làm nông hiểu rằng cần tử tế với mảnh đất nơi hạt giống được ươm mầm để giữ trọn kỳ tích ấy cho các thế hệ sau này. Mọi loại phân bón sử dụng đều được chọn lọc từ thành phần hữu cơ (phân tằm, phân gà) và “thủ công hóa” mọi quy trình từ bắt sâu, diệt cỏ trên hàng trăm hecta rộng lớn không để lại hệ lụy cho môi trường sinh thái lẫn sức khỏe người tiêu dùng.
– Đến công đoạn thu trái, cà phê sau khi được hái tay những quả chín mọng sẽ bước vào quy trình sơ chế ngay trong ngày đảm bảo chất lượng tốt nhất đảm bảo an toàn về sức khỏe. Trải qua sàng lọc những quả hỏng, cà phê được sát lớp vỏ thịt, giữ lại chất nhờn tạo vị ngọt dường đặc trưng của hạt.
– Với người làm nông, càng chú tâm và tỉ mỉ, càng khó tính, “gắt gao” với nghề lại càng cho ra được mùi vị đậm chất khiến những tay thưởng cà phê khó tính nhất cũng phải mủi lòng. Vất vả là vậy nên ở các cộng đồng đồng bào bản xứ, hương vị văn hóa Nam Tây Nguyên mãi là sự tự hào.
– Cà phê là giống cây háo nước. Cần lượng nước đều và đủ mới có thể cho quả mọng. Trong khi nguồn dự trữ nước ngầm trong tự nhiên lại đang suy giảm rất nhanh. Căn bản không đủ làm “dịu” cây mỗi khi trời nắng gắt. Góc độ khác, tưới nước thủ công theo kiểu truyền thống rất dễ trôi phân, hiệu quả lại không cao.
– Cà phê hấp thụ nước không đồng đều sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cành, lá, rễ. Thành quả thu ra không đồng đều. Quả ngon, quả tệ, chất lượng cà phê cuối cùng cũng bị ảnh hưởng theo. Không tìm giải pháp, nhà nông chắc chắn sẽ phải chịu đánh đổi bằng chất lượng cây trồng. Nhưng với Bình Đông, hoặc là không làm, hoặc là tất cả phải thực hiện theo cách tốt nhất.
– Tất cả trái gắn với cái tên nông trại đều phải chắt lọc bằng sự gắt gao. Muốn vậy, chúng tôi phải đầu tư cho giải pháp thật nhiều. 100% diện tích nông trại được lắp đặt hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt. Đủ để “cấp cứu” kịp lúc cho cây trồng những mùa nắng nóng. Nước phun nhỏ giọt để phân tan từ từ, không rửa trôi và cây có thể hấp thụ trọn vẹn. Rồi cả cây, đất, lá quả, lẫn chất lượng thành phẩm đều cải thiện và tiết kiệm hơn để người tiêu dùng và nhà rang “hưởng lợi”.
– Tự hào là nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững, Bình Đông không bao giờ cho phép sự dễ dãi xuất hiện trong nông trại mình.
– Nông trại từng làm một phép thử. Hai khu vực bón bằng hai loại phân. Một bên là hữu cơ vi lượng cao, một bên là vỏ cà phê ủ hoai mục. Sau nhiều năm chứng kiến, hai vùng thử nghiệm tạo thành hai loại đất khác nhau. Bên dùng phân được ủ hoai mục cà phê đất tơi, lá xanh, lượng đường trong trái cao.
– Hạt sau khi rang lại đậm vị caramel, béo ngậy, ngọt thanh mang lại trải nghiệm cà phê đáng giá. Từ đó về sau, mỗi công đoạn xát vỏ, lọc trái. Bình Đông không bỏ đi mà giữ lớp vỏ, ủ ngược cho cây những vụ mùa sau này. Nhưng vỏ cà phê có hàm lượng hữu cơ cao hơn 30%, cứ vậy đem bón sẽ tiềm ẩn khả năng gây hại cho cây.
– Quá trình ủ phải được thực hiện cẩn thận, cho đến khi vỏ cà phê hoai mục. Ít nhất 110 – 120 ngày hoặc 70 – 80 ngày ủ lại đến khi phân đạt chuẩn cùng men tricoderma, phân lân, vôi, mật mía… Cuối cùng dùng chính phân từ vỏ để nuôi sống cây trồng.
– Thế nên người trong nông trại hay nói đùa với nhau rằng: Không gì chăm cà phê tốt bằng chính cà phê. Mọi thứ đều sẽ tự biết cách quay trở về mảnh đất nơi mình thuộc về. Vậy mới nói, thứ mà Bình Đông Farm đang xây dựng không chỉ là những hạt nhân xanh chất lượng cao mà là cả một hệ sinh thái tự nhiên – mãi mãi bền vững với thời gian.
– Phát quang bụi cỏ bằng máy khá tốn thời gian. Với 111 hecta đất đủ loại địa hình như Bình Đông, phát quang thủ công lại càng phải đầu tư về thời gian và sức lực. Trong khi đó nếu làm cỏ hóa học, thời gian sẽ chỉ tính bằng giờ. Nhưng trăm lần vẫn vậy, nông trại luôn muốn chọn những gì an toàn nhất cho mảnh đất này.
– Làm nông nên xem đất nông như sinh mạng. Thuốc ngấm vào cây hàm lượng nhỏ, nhưng vào đất vào sông, mạch ngầm lượng nhiều. Và chính những đất, sông, hồ nước ngầm lại sử dụng ngược để nuôi sống cây. Cứ vậy ngày qua ngày đất yếu, không giữ nổi nước, khô cứng ảnh hưởng đến cây trồng.
– Mắt thường nhìn không thấy nhưng đến khi cảm nhận được thì đất đai đã “thoi thóp” không còn cách phục hồi. Thế nên dù cho có cực, có tốn thời gian, nông trại vẫn chọn phát cỏ thủ công để bảo vệ mạch đất. Đất phải khỏe, phải tơi, cây phải căng mọng dù qua trăm ngàn mùa vụ canh tác.
– Phải vậy dân trồng cà phê mới có thể sống khỏe, sống đủ với nghề. Cà phê là cả một hành trình rất dài.